Bả matit, ứng dụng thi công hoàn thiện công trình xây dựng
14-10-2021
Bả matit hay còn gọi: bột trét, bột bả, bột bả tường… Được ứng dụng rộng rãi trong thi công hoàn thiện các công trình xây dựng. Vậy bả matit là gì? Thành phần ra sao? Ứng dụng như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc
Ứng dụng bả matit trong xây dựng
1.Bả matit là gì?
Bả matit là vật liệu xây dựng có tác dụng làm phẳng nhẵn mịn bề mặt, lấp đầy các vết lõm khiếm khuyết trên bề mặt giúp căng bóng bề mặt sơn tăng tính thẩm mỹ vẻ đẹp công trình, tăng kết dính giữa sơn và bề mặt, màu sơn được bền hơn, đẹp hơn
Ưu điểm:
+ Bề mặt hoàn thiện căng bóng đẹp, tăng tính thẩm mỹ ngôi nhà
+ Tăng độ bền màu sơn
+ Tăng khả năng chống bụi, chống ẩm cho sơn
Nhược điểm:
+ Dễ bị sứt mẻ khi bị ngoại lực tác động mạnh.
2. Thành phần bả matit
Thành phần chính bả matit (bột bả) gồm 3 thành phần chính: Chất kết dính, chất độn và phụ gia
a. Chất kết dính
Tạo liên kết chặt chẽ giữa các thành phần hạt bả matit lại với nhau. Đặt biệt biệt tạo bám dính giữa bề mặt tường nhà và lớp bả matit
Chất kết dính thường dùng 2 loại chính: Chất kết dính dạng khoáng (như Cement và Gypsum) và chất kết dính dạng polymer
b. Chất độn
Chất độn để tăng độ cường độ bả matit, tăng khối lượng thể tích, chống chảy khi thi công, điền đầy vào vết lồi lõm
Chất độn thường sử dụng là Đá vôi (CaCO3) được nghiền thành bột mịn
c. Phụ Gia
Phụ gia là thành phần rất nhỏ trong bột bả. Đây là thành phần rất quan trọng không thể thiếu trong bả matit. Phụ gia giúp gia tăng một số tính chất của bả matit như
Tăng khả năng giữ nước
Tăng độ dẻo giúp thi công dễ dàng, lớp vữa trét mỏng đẹp hơn
Tăng kết dính
Tăng cường độ lớp bột bả
Hạn chế hiện tượng chảy vữa trét
3.Ứng dụng thi công hoàn thiện công trình xây dựng
Hiện nay đa số công trình xây dựng có đều có yêu cầu thẩm mỹ cao. Nên phần lớn các công trình đều sử dụng bả matit nhứ: Các công trình chung cư, khách sạn, nhà dân dụng
Bả trần thạch cao
Đặc biệt khi thi công trần thạch cao nhất thiết phải sử dụng bột bả để làm phẳng căng mịn bề mặt và các vết giáp nối.
4.Cách thi công bả matit đúng cách
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
– Dùng máy chà (hoặc thủ công đá mài) mài sạch vết lồi trên bề mặt, cặn cứng đầu bám dính trên bề mặt
– Vệ sinh bề mặt bằng máy thổi bụi
Lưu ý: Đối với tường nhà cũ cần đánh sạch rêu bám trên bề mặt
Đối với bề mặt tường nhà mới xây. Cần đảm bảo thời gian tường khô hoàn toàn (trung bình khoảng 7 ngày trở đi)
Bước 2: Kiểm tra điều kiện Bả matit
– Độ ẩm tường: Độ ảm tiêu chuẩn của bề mặt bả matit đạt từ 25%-30%
Trường hợp bề mặt quá ướt: Đợi bề mặt khô tiến hành bả (có thể sử dụng quạt để bề mặt tường nhanh khô)
Trường hợp bề mặt quá khô: sử dụng Rulo lăn 1 lớp nước sạch lên bề mặt tường. Kiểm tra độ ẩm đảm bảo rồi tiến hành trét bột bả
Bước 3: Trộn bột bả
– Kiểm tra bao bì sản phẩm bột bả: hạn sử dụng và đọc kỹ cách hướng dẫn sử dụng, đặc biệt tỷ lệ bột bả matit và nước
– Đổ bột bả matit vào vỏ thùng sơn, và đổ nước sạch vào thùng sơn theo tỷ của nhà cung cấp ghi trên bao bì.
– Dùng máy khuấy, khuấy trộn đều bột bả và nước
– Ngâm bột bả thời gian khoảng 5-10ph cho bột bả được tẩm thấu đều, tơi mịn
– Dùng máy khuấy đánh kỹ bột bả lần 2. Bột bả đã trộn sẽ đạt được độ dẻo mịn phục vụ quá trình trét bả lên tường
Lưu ý: Nước sử dụng phải là nước sạch, không nhiễm phèn, không lẫn cặn bẩn.
Bước 4: Trét bột bả matit
Dụng cụ thi công trét bột bả gồm:
+ Dao bả, bàn bả
+ Máy phun bột bả